Quay về website thinhtrigroup.com

Hỏi Đáp Pháp Luật


Giải đáp

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 62 LTTTM 2010 quy định thì thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài là 01 năm kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 LTTTM 2010 thì nội dung đơn khởi kiện gồm những nội dung cơ bản sau:

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

- Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

-  Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

-  Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

-  Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 22/2017/NĐ - CP ngày 24/02/2017 của Chính Phủ về hòa giải thương mại quy định, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại bao gồm:

1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

2. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hay Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, theo Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 22/2017/NĐ – CP của Chính Phủ ngày 24 tháng 02 năm 2017

Căn cứ theo Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thì Tòa án phải từ chối thụ lý trong trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án không được từ chối thụ lý.

Nếu các bên không có thỏa thuận về thời đểm bắt đầu tố tụng trọng tài vụ việc thì thời điểm bắt đầu trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật trọng tài thương mại 2010.

Khi gặp trường hợp trên, bên được thi hành án có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài đến Cơ quan thi hành án dân sự Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết, theo Khoản 1 Điều 8 Luật trọng tài thương mại 2010.

Theo quy định tại Điều 10 Luật trọng tài thương mại 2010 thì nhận định trên chỉ đúng trong trường hợp tranh chấp có yếu tó nước ngoài, tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010 thì nguyên đơn được quyền chủ động chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể mà thì khi có tranh chấp, các bên không thỏa thuận lại được về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp này, Luật không quy định nguyên đơn được quyền chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp mà chỉ được quyền chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào mà nguyên đơn tin tưởng, tín nhiệm để nộp đơn khởi kiện.

 

Với thái độ nghiêm túc

Chúng tôi luôn ở đây hỗ trợ bạn

Nhận xét của đối tác